Viện dưỡng lão là nơi để các cụ có thể yên tâm tĩnh dưỡng khi đến tuổi già với các dịch vụ từ cơ bản đến cao cấp. Vậy bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão? Chi phí như thế nào, điều kiện ra sao? Các thắc mắc liên quan sẽ được Ngũ Phúc Healthcare giải đáp bên dưới đây để bạn đọc tham khảo, từ đó lựa chọn điều kiện sống tốt nhất cho các cụ.
Bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão?
Quy định chung đối với điều kiện vào viện dưỡng lão ở Việt Nam là khoảng 60 tuổi. Tuy nhiên với các trường hợp có tính chất riêng thì quy định về tuổi này có phần khác biệt. Cụ thể như sau:
Bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão – Trường hợp trên 60 tuổi
Hiện nay các viện dưỡng lão TPHCM hay viện dưỡng lão Hà Nội ra đời nhằm đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe, tĩnh dưỡng cho người cao tuổi. Nhu cầu sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng nên đã có nhiều mô hình hơn. Trong đó bao gồm mô hình nhà nước, tư nhân, từ thiện, cao cấp, trung cấp, quốc tế,…để phục vụ theo diện khác nhau. Nhìn chung mỗi một đơn vị sẽ có chính sách về độ tuổi riêng biệt.
Vậy câu trả lời cho thắc mắc bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão là từ khoảng 55 – 60 tuổi trở lên. Ở diện này, những cụ già vẫn có thể tự sinh hoạt hoặc có hạn chế nhỏ về mặt vận động, sức khỏe. Theo đó, gia đình lựa chọn một mô hình viện dưỡng lão phù hợp cho các cụ. Chẳng hạn đối với tư nhân thì dịch vụ chăm sóc, đời sống sinh hoạt sẽ cao hơn so với trung cấp hay viện dưỡng lão của nhà nước.
Mặt khác, chi phí ở từng đơn vị cũng có mức chênh lệch nhất định. Khi các cụ đã đến tuổi phù hợp (từ 55-60 tuổi trở lên) thì có thể chọn ở một mô hình viện dưỡng lão theo mong muốn. Tùy vào từng điều kiện cơ sở vật chất, y bác sĩ, tài chính đầu tư, nhu yếu phẩm khác,…mà mức phí có độ chênh lệch. Vậy nên ngoài bao nhiêu tuổi thì được vào viện dưỡng lão thì điều mà bạn cần quan tâm đó là giá cả, dịch vụ,…
Bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão – Trường hợp dưới 60 tuổi
Trung bình người già từ 60 tuổi trở lên thì có thể vào viện dưỡng lão để nghỉ ngơi, được chăm sóc. Tuy nhiên không phải lúc nào trường hợp vào viện cũng ở độ tuổi này bởi vẫn có một số diện đặc biệt. Theo đó, những người thuộc các tình trạng như sau sẽ có thể vào viện dưỡng lão sớm hơn, cụ thể là dưới 60 tuổi:
- Người già neo đơn: Tình trạng người già không nơi nương tựa, không sống cùng người thân hay hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Lúc này cơ quan hoặc nhà hảo tâm sẽ đứng ra bảo lãnh để các cụ được vào ở viện dưỡng lão.
- Tình trạng sức khỏe yếu: Nếu người dưới 60 tuổi gặp các trường hợp về sức khỏe, mất nhận thức hay không thể tự chăm sóc bản thân thì có thể vào ở viện dưỡng lão. Mô hình phù hợp lúc này ở các viện chuyên về chăm sóc sức khỏe, trung tâm điều dưỡng,…
Như vậy để trả lời cho thắc mắc bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão đó là tùy thuộc vào tình trạng của cụ già và quy định của đơn vị. Nhìn chung ở độ tuổi sau 55–60 tuổi là đã có thể được hưởng dịch vụ chăm sóc từ viện. Tuy nhiên với những trường hợp đặc biệt liên quan đến hoàn cảnh và sức khỏe thì dưới 60 tuổi đã có thể vào ở những viện dưỡng lão miễn phí.
Các điều kiện vào viện dưỡng lão mới nhất
Giải đáp bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão đã giúp bạn đọc hiểu hơn về điều kiện ban đầu cần có. Bên cạnh vấn đề này thì các yếu tố sức khỏe, bảo lãnh, chi phí,…cũng là tiêu chí nên được đáp ứng. Bao gồm là:
Điều kiện về sức khỏe
Một trong những điều kiện đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là sức khỏe. Bởi vì không gian viện dưỡng lão là một tập thể với nhiều hoàn cảnh, tình trạng khác nhau. Vậy nên khi tiếp nhận các cụ vào ở để chăm sóc, tĩnh dưỡng thì các đơn vị cũng đưa ra một số quy định chung về sức khỏe. Cụ thể gồm:
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm: Dù ở mô hình viện dưỡng lão tư nhân hay nhà nước, từ thiện hay cao cấp thì đều có quy định người già không mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu căn bệnh có dấu hiệu lây lan thì khi tiếp nhận sẽ để lại hậu quả nặng nề cho tất cả người già đang sống trong viện. Do đó để đảm bảo sức khỏe chung cho cộng đồng thì viện thường từ chối tình trạng bệnh truyền nhiễm.
- Tình trạng bệnh yếu kém diện đặc biệt: Viện dưỡng lão có dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già thường vẫn tiếp nhận những tình trạng không thể tự sinh hoạt, thể chất yếu kém, mất nhận thức,…Tuy nhiên với một số diện đặc biệt thì đơn vị có thể không tiếp nhận. Đó là tình trạng sức khỏe quá nặng nề, thường có giấy xác nhận từ chối điều trị từ cơ sở y tế, bệnh viện. Ở những trường hợp này viện dưỡng lão không đủ điều kiện để chăm sóc.
Điều kiện về cơ quan bảo lãnh
Theo điều lệ chung của viện dưỡng lão ở Việt Nam, khi cụ già vào viện cần phải có cơ quan bảo lãnh. Đây là yếu tố quan trọng để đơn vị có thể tiếp nhận cũng như thực hiện thủ tục cho quá trình chăm sóc sau này. Về đối tượng bảo lãnh bao gồm như sau:
- Người thân: Những cụ già đang sinh sống cùng gia đình nhưng vì muốn có điều kiện chăm sóc tốt hơn có thể vào viện dưỡng lão. Tại đây, người thân sẽ đứng ra để làm các thủ tục, cam kết và hồ sơ để cụ được vào ở viện. Họ cũng là người đóng chi phí và tiếp nhận thông tin về cụ ở thời điểm sau này.
- Cơ quan đoàn thể: Ở một số trường hợp người già neo đơn, hoàn cảnh đặc biệt thì cần các cơ quan đoàn thể đứng ra bảo lãnh. Đó có thể là đơn vị đoàn thể, hội chữ thập đỏ, hội người già cao tuổi,…ở phường xã, thành phố nào đó.
- Đại diện nhà hảo tâm: Cá nhân hoặc đoàn thể nhà hảo tâm sẽ đứng ra đại diện và đưa cụ đến viện dưỡng lão. Trường hợp này thường dành cho người già neo đơn, không nơi nương tựa,…cần được bảo lãnh.
Thủ tục để vào viện dưỡng lão mới nhất 2023
Khi đã giải đáp bao nhiêu tuổi thì được vào viện dưỡng lão cũng như chuẩn bị chi phí, đáp ứng được tiêu chuẩn sức khỏe thì đây là lúc gia đình thực hiện thủ tục. Nhìn chung để đăng ký sinh sống ở viện dưỡng lão không quá khó khăn. Bạn chỉ cần thực hiện thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Bao gồm như sau:
- Hợp đồng giữa viện dưỡng lão và đại diện cho người ở viện dưỡng lão. Nói cách khác thì đây là giấy xác nhận vào ở, tiếp nhận trách nhiệm chăm sóc và cam kết về thông tin. Thủ tục này được chấp thuận khi có sự đồng ý của bên viện dưỡng lão và người đại diện.
- Giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần được cung cấp cho đơn vị viện dưỡng lão. Trong đó bao gồm hộ khẩu, CCCD/CMND đều được photo và công chứng (tùy vào cơ sở viện dưỡng lão).
- Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe như hồ sơ bệnh án của các cụ, thẻ bảo hiểm y tế,…Những thủ tục này sẽ giúp đơn vị viện dưỡng lão nắm được thông tin, tình hình để đưa ra phương án chăm sóc tốt nhất.
- Đối với người ngoại quốc cần có giấy tờ bản chính passport để chứng nhận thân thế.
- Thủ tục về chi phí cần được chuẩn bị trước để viện dưỡng lão có thể tiến hành sắp xếp chỗ ở, nhu yếu phẩm và trang thiết bị nhất định.
Trường hợp đặc biệt có thể vào viện dưỡng lão
Viện dưỡng lão được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu cần chăm sóc, tĩnh dưỡng của người già cao tuổi. Bên cạnh việc gia đình muốn đổi điều kiện tốt hơn cho ông bà, cha mẹ thì cũng có những trường hợp đặc biệt mà viện dưỡng lão tiếp nhận. Đó là:
- Người già neo đơn, không có người thân, vợ chồng để chăm sóc khi về già. Họ không có điều kiện để tự sinh hoạt hay chăm lo cho bản thân.
- Cụ già gặp tình trạng bệnh tình yếu ớt, nguy hiểm và mất khả năng nhận thức.
- Trường hợp cụ già vô gia cư, không nơi nương tựa và phải lao động nặng.
- Người già là thương binh hay chiến sĩ từng có công với cách mạng.
- Cụ già có cống hiến cho nghệ thuật dân gian như nghệ sĩ cải lương, ca trù,…
Các dịch vụ trong viện dưỡng lão
Trong viện dưỡng lão, các cụ già sẽ được chăm sóc, sinh hoạt theo dịch vụ được quy định riêng. Tùy vào từng đơn vị, mô hình viện dưỡng lão mà cách thức vận hành có điểm khác biệt về mặt dịch vụ chăm sóc người già. Tuy nhiên nhìn chung thường sẽ bao gồm:
- Dịch vụ phòng ngủ cá nhân hoặc tập thể theo quy mô khác nhau.
- Ăn uống theo chuyên gia với khẩu phần ăn riêng tùy vào từng chi phí sống ở viện dưỡng lão mà chế độ này có phần khác nhau.
- Dịch vụ y tế định kỳ với thuốc, thăm khám từ các đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
- Sinh hoạt cá nhân với các nhu yếu phẩm cần thiết như bàn chải, kem đánh răng, khăn tắm, trang phục,…
- Dịch vụ riêng cho đối tượng bệnh đặc biệt như vật lý trị liệu, máy móc y tế,…
Chi phí vào viện dưỡng lão
Một trong những điều kiện được quan tâm nhiều đó là chi phí sống ở viện dưỡng lão. Người bảo lãnh các cụ cần chuẩn bị số tiền hàng tháng để đóng góp vào chi phí sinh hoạt, trang thiết bị chữa trị bệnh,…Tuy nhiên mức phí này thường không cố định mà sẽ dựa theo chính sách, quy định của từng cơ sở viện khác nhau.
Chẳng hạn đối với viện dưỡng lão của nhà nước thì cơ sở vật chất ở mức trung bình, đời sống cơ bản. Theo đó, mức chi phí hàng tháng sẽ tương đương với thu nhập bình quân hiện tại. Thường vào khoảng 6 triệu đến 10 triệu tùy vào cấp xã, thành phố hay tỉnh.
Còn khi chọn mô hình cao cấp, tư nhân đối với viện dưỡng lão thì thường thấy rằng giá thành sẽ cao hơn. Trung bình khi vào vận hành, hoạt động thì các đơn vị này sẽ có cơ sở vật chất hiện đại, máy móc chất lượng. Theo đó, quá trình chăm sóc cụ già trở nên tối ưu hơn rất nhiều. Song song đó, mức chi phí cần chi trả dao động từ 10 triệu đến hơn 15 triệu tùy vào từng cơ sở khác nhau.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bao nhiêu tuổi thì có thể vào viện dưỡng lão, cùng với đó là chi phí điều kiện riêng biệt. Theo đó, bạn cũng cần chuẩn bị giấy tờ, thủ tục cần thiết để các cụ có thể vào ở viện dưỡng lão. Từ đây, đời sống sinh hoạt của các cụ mới được đáp ứng đầy đủ và toàn diện.