Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Sau Tai Biến Hiệu Quả Nhất

các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

Sau tai biến, việc phục hồi chức năng là quá trình quan trọng để cải thiện sức khỏe và khôi phục khả năng vận động của bệnh nhân. Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến đóng vai trò then chốt trong việc giúp bệnh nhân lấy lại sự tự tin và chất lượng cuộc sống. Từ những bài tập đơn giản đến các phương pháp chuyên sâu, trong bài viết này, Ngũ Phúc Healthcare sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết và lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.

Vì sao cần phải hồi phục chức năng sau tai biến?

Phục hồi chức năng cho người cao tuổi sau tai biến mạch máu não đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Ngoài cách phục hồi chức năng khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc người già đặc biệt. Tập vật lý trị liệu là giải pháp phổ biến nhất, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động cơ bản, cải thiện lực ở cơ tay, chân và tăng cường lưu thông máu.

Ngoài ra, giải pháp này còn hiệu quả trong việc khôi phục khả năng giữ thăng bằng, di chuyển và phục hồi ngôn ngữ trong một số trường hợp đặc biệt. Giúp bệnh nhân có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Từ đó, người bệnh không chỉ giảm bớt cảm giác mặc cảm mà còn tìm lại niềm vui sống và tinh thần tích cực hơn.

Vì sao cần phải hồi phục chức năng sau tai biến?

Đặc biệt, đối với những người bị liệt nửa người do đột quỵ, việc điều trị phục hồi chức năng sau tai biến là thiết yếu để sớm quay lại cuộc sống bình thường. Chăm sóc đúng cách giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm loét da do nằm lâu, và trầm cảm. Những phương pháp trị liệu này không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống tổng thể cho người bệnh.

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến từng giai đoạn

Phục hồi chức năng sau tai biến đòi hỏi một quá trình luyện tập kiên trì và phù hợp với từng giai đoạn hồi phục của bệnh nhân. Dưới đây là các bài tập cụ thể được thiết kế để hỗ trợ phục hồi chức năng ở mỗi giai đoạn, giúp bệnh nhân dần dần lấy lại khả năng vận động, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến giai đoạn đầu

Trong giai đoạn này, người bệnh chưa thể tự cử động, cần sự hỗ trợ và hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia y tế.

Đầu tiên hãy giúp cho bệnh nhân nằm đúng tư thế để đảm bảo toàn bộ cơ thể được thoải mái nhất.

  • Nằm ngửa: Kê gối mềm ở vai và hông bên liệt, khớp gối gập nhẹ, cổ chân kê vuông góc với cẳng chân.
  • Nằm nghiêng bên liệt: Vai gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, chân liệt duỗi thẳng. Chặn gối mềm sau lưng, tay lành đặt trên thân hoặc gối, chân lành gập vuông góc.
  • Nằm nghiêng bên lành: Tay lành thả lỏng, chân lành duỗi tự nhiên. Tay liệt đỡ bởi gối, chân liệt gập háng và gối, chặn gối mềm sau lưng.

tập nằm đúng tư thế

Tiếp theo là đến giai đoạn sinh hoạt hàng ngày.

Người hỗ trợ giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân như ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo và di chuyển.

  • Cởi quần áo: Thực hiện động tác theo thứ tự cởi bên lành trước, bên liệt sau.
  • Mặc quần áo: Ngược lại, mặc quần áo bên liệt trước, bên lành sau.
  • Cài khuy áo, buộc dây giày: Thay bằng băng dán, móc gài để thao tác nhanh hơn.

Giai đoạn tập đứng dậy

trường hợp bệnh nhân tự đứng dậy bằng nạng

  • Tập đứng vững trên thanh song song, lưu ý cần có người nhà hỗ trợ theo sát cẩn thận tránh té ngã.
  • Vịn vào nạng, đứng với lực cân đều ở hai chân.

Giai đoạn tập đứng dậy

Trường hợp bệnh nhân chưa có khả năng tự đứng dậy được:

  • Người bệnh bám vào cổ người hỗ trợ.
  • Tay người hỗ trợ đặt ngang thắt lưng bệnh nhân, hai gối tỳ vào gối bệnh nhân để giữ thăng bằng.

Các bài tập đứng thăng bằng

  • Đứng thẳng dang ngang hai tay
  • Cúi gập người sang hai bên, lặp lại động tấc 10 lần mỗi bên.
  • Thường xuyên tập đi từng bước trên thanh song song.

Bài tập nâng hông và đưa tay lên đầu

  • Nâng hông: Thực hiện nâng hông, đếm từ 1 đến 20 rồi hạ xuống, thực hiện 10 lần.
  • Đưa hai tay lên đầu: Tay lành đan lấy tay liệt, nâng cả hai tay ngang tai rồi hạ về vị trí cũ, thực hiện 10 lần.

Bài tập nâng hông và đưa tay lên đầu

Xem thêm: Top 15+ thiết bị chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi 

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến giai đoạn sau

Sau khi các bệnh nhân có thể thực hiện được các động tác cơ bản ở giai đoạn đầu và đã có thể bắt đầu cử động trở lại. Tiếp theo, cần thực hiện thêm các bài tập phục hồi chứng năng giúp tăng lực trương cơ. Các bài tập này bao gồm một số động tác sau:

Bài tập ức chế lực cơ tay

  • Người bệnh ngồi thẳng.
  • Tay duỗi thẳng, bàn tay và ngón tay mở xòe đặt trên mặt giường.
  • Chống tay sát vào thân và cố gắng nâng cơ thể.
  • Thực hiện 10 lần.

Bài tập ức chế lực cơ tay

Bài tập gấp háng

  • Bệnh nhân ngồi thẳng, khớp gối vuông góc.
  • Người nhà hoặc người chăm sóc nắm lấy gối phía bên liệt của người bệnh và nhấc lên.

Bài tập duỗi gối giúp đứng vững

  • Người bệnh ngồi vào ghế với tư thế chuẩn, cố gắng duỗi thẳng căng chân và gối.
  • Người nhà hoặc người chăm sóc tỳ vào cổ chân chống lại cử động của người bệnh.

Bài tập cải thiện các cơ ở tay (vai, khuỷu tay và bàn tay)

  • Giơ hai tay lên quá đầu rồi hạ xuống, thực hiện 20 lần.
  • Nếu cần, người bệnh có thể thực hiện ở tư thế nằm ngửa.

Tập các cơ ở tay (vai, khuỷu tay và bàn tay)

Tập vai bên liệt

  • Người bệnh nằm ngửa.
  • Một tay giữ vai bên liệt, tay kia cầm cẳng tay đưa lên phía đầu và giữ trong vòng 30 giây trước khi trở về vị trí ban đầu.

Tập kéo giãn cổ tay bên liệt

  • Người bệnh nằm ngửa, từ từ đưa cánh tay gập lên phía vai 90 độ.
  • Người nhà duỗi khuỷu tay người bệnh thẳng ra và duỗi các ngón tay.

Tập kéo giãn cổ chân

  • Đầu tiên người bệnh nằm ngửa, duỗi chân.
  • Một tay người nhà giữ cẳng chân, tay kia dùng ngón cái và 3 ngón đối diện giữ chặt gót chân.
  • Kéo gót chân xuống và đẩy mũi bàn chân theo hướng ngược lại.

Tập kéo giãn cổ chân

Các lưu ý khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng

Trong quá trình tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến, các điều cần lưu ý bao gồm:

  • Điều chỉnh mức độ luyện tập từ từ và tăng dần theo khả năng hồi phục của bệnh nhân, tránh quá sức.
  • Người thân cần thường xuyên động viên bệnh nhân, bởi quá trình phục hồi đòi hỏi sự kiên trì và thường xuyên tập luyện. Đồng thời, quan sát và theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân để có thể hỗ trợ kịp thời.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân, bao gồm sử dụng thực phẩm mềm dễ tiêu hóa từ nguồn thực phẩm xanh sạch và an toàn. Tránh các loại thực phẩm chiên rán, có nhiều dầu mỡ, chất kích thích và thức uống lên men.
  • Quá trình tập luyện cần được hướng dẫn bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Nếu có thể, hãy sử dụng các máy tập phục hồi chức năng sau tai biến để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và đảm bảo an toàn.

Các lưu ý khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng

Bằng sự kết hợp giữa sự hướng dẫn cẩn thận của các chuyên gia y tế và sự kiên trì của người bệnh cùng gia đình. Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, mà còn tăng cường chất lượng cuộc sống. Hãy khám phá thêm về các phương pháp phục hồi chức năng và bài tập phù hợp để bệnh nhân có thể hồi phục một cách toàn diện và hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *